[tintuc]
1. SSL là gì ?
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer, là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại cũng là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường internet được an toàn.
![]() |
SSL LÀ GÌ? TẠI SAO WEBSITE LẠI CẦN? |
2. Tại sao nên sử dụng SSL ?
Bạn đăng ký domain để sử dụng các dịch vụ website, email v.v… -> luôn có những lỗ hổng bảo mật -> hacker tấn công -> SSL bảo vệ website và khách hàng của bạn.
Certificate Authority (CA): là tổ chức phát hành các chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ (server), mã nguồn, phần mềm. Nhà cung cấp chứng thực số đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên tin tưởng) để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.
5. Phân loại chứng chỉ SSL
DV-SSL:
Chứng chỉ xác thưc tên miền (Domain Validated SSL): DV SSL dành cho các khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản với giá rẻ.SSL DV chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền.Thời gian đăng ký và xác minh rất nhanh.
Chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation SSL): OV SSL dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao.Ngoài việc xác minh quyền sở hữu tên miền còn phải xác minh doanh nghiệp đăng ký đang tồn tại và hoạt động bình thường. Tên doanh nghiệp cũng sẽ được hiển thị chi tiết trên chứng chỉ OV được cấp.
Chứng chỉ xác thực mở rộng (Exented Validation SSL): EV SSL có độ tin cậy cao nhất chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động.Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp.Khi người dùng Internet truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số EV, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu website đó. Điều này gia tăng độ tin cậy của website đó đối với người dùng.
Wildcard SSL dành cho các website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau.Wildcard SSL khác với các loại SSL bình thường là có thể chạy cho không giới hạn tên miền phụ với một chứng chỉ ssl duy nhất.
Chứng chỉ UC/SAN SSL được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server,Microsoft Office Communications,Lync và cũng là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.
Theo: quantrihethong
[/tintuc]
[tintuc]
Nếu Website của bạn là một ngôi nhà, tên miền là địa chỉ, thì Hosting chính là mảnh đất của ngôi nhà đó. Vì vậy tên miền và Web Hosting là hai yếu tố không thể thiếu khi xây dựng một website.
Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu và chia sẻ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail…, bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.
![]() |
HOSTING LÀ GÌ? TẠI SAO LẠI CẦN THIẾT? |
Web Hosting là nơi lưu trữ tất cả các trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch. Trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Nói một cách đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc hay phòng giao dịch của một doanh nghiệp trong đời thường. Khi bạn thuê dịch vụ lưu trữ, điều đó cũng giống như bạn thuê một phòng trong chung cư để làm văn phòng hay trụ sở làm việc.
FTP là viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol – là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ. Tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật website của mình một cách dễ dàng.
FTP là gì trong hosting
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System. Là hệ thống phân giải tên miền trên Internet. Nếu Web Hosting giống như nhà bạn. Domain name (tên miền) giống như địa chỉ thì DNS giống như bản đồ. Giúp xác định vị trí ngôi nhà của bạn khi có địa chỉ.
Web Hosting hỗ trợ DNS là rất cần thiết. Bởi nó giúp cho tên miền của bạn liên kết được với Web Hosting. Nếu Web Hosting không hỗ trợ DNS, bạn phải cần đến nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự thiếu đồng bộ, tiêu phí công sức cũng như tiền bạc.
Là phần mềm web đi kèm với các gói hosting hỗ trợ cho khách hàng chủ động quản lý và cấu hình gói hosting. Phần mềm này cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain,… Sacomtec đang sử dụng phần mềm HC7C mới nhất của Hosting Controller giúp khách hàng quản lý gói hosting mình một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Khi hiểu được hosting là gì có lẽ bạn cũng hiểu một phần tại sao cần phải mua hosting. Nếu không có hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Vậy nên rất cần thiết để có một gói hosting.
+ Đầu tiên phải nói đến về vấn đề tốc độ. Máy chủ chạy dịch vụ Web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu.
+ Máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.
+ Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… của Website
+ Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website
+ Phải hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin.
+ Hỗ trợ các các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức…
+ Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như POP3 E-mail, E-mail Forwarding, DNS…
+ Có giao diện quản lý Web Hosting để dễ dàng quản lý website, các tài khoản FTP, Email…
+ Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.
Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.
Băng thông của host là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.
Băng thông trong web hosting
+ PHP: Được chạy trên máy chủ Linux hoặc Windows. Với đặc điểm mạnh mẽ, dễ viết, dễ dùng, dễ phát triển. Cặp đôi với PHP là cơ sở dữ liệu MySQL. PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay.
+ ASP: Chạy trên máy chủ Windows, thường sử dụng cơ sở dữ liệu Access. Được Microsoft phát triển nhắm vào các đối tượng ứng dụng văn phòng.
+ ASP.NET: Chạy trên máy chủ Windows. Được Microsoft xây dựng trên nền tảng .NET, kết hợp với cơ sở dữ liệu MSSQL Server khiến cho ASP.NET trở nên một địch thủ đáng gờm đối với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình web nào.
+ JSP, CGI, Python: Chạy trên máy chủ Windows hoặc Linux. Đã từng nổi đình nổi đám một thời. Tuy nhiên hiện nay đã không còn phổ biến.
Share hosting là gì?
Shared Hosting là loại server chứa nhiều người dùng chung, đây cũng là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất. Dữ liệu website của bạn sẽ được lưu trữ trong cùng một máy chủ. Tất cả các trang web đến từ các tài khoản khác nhau được xử lý bởi cùng một CPU.
Dịch vụ này phù hợp với những website startup, có lượng truy cập chưa lớn, giải pháp này là rất hoàn hảo để bắt đầu tạo trang web.
+ Giá thấp
+ Phù hợp với người mới bắt đầu
+ Server được cấu hình sẵn
+ Control panel dễ dùng
+ Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server
Bảo mật kém, vì rất nhiều web sử dụng chung 1 server.
Cloud hosting là gì?
Cloud Hosting sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Đây là quá trình tiếp nhận tài nguyên máy tính từ nhà cung cấp công nghệ đến host data, mạng lưới,…
Dịch vụ này phù hợp với những trang như thương mại điện tử, mạng xã hội, website cần nhiều tài nguyên, dự án đòi hỏi băng thông lớn,…
+ Tiết kiệm chi phí
+ Không giới hạn số lượng máy chủ sử dụng cho một website hoặc 1 hệ thống các website
+ Thời gian uptime tốt
+ Sở hữu IP riêng biệt
+ Tính bảo mật cao
+ Tăng hiệu suất dễ dàng
+ Hỗ trợ tự động cập nhật, sao lưu và backup dữ liệu
VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau, chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Với VPS, bạn có toàn quyền kiểm soát không gian lưu trữ dữ liệu website.
VPS phù hợp với đối tượng cần một giải pháp riêng, đặc thù vì VPS cho quyền root access để có thể thực hiện bất kỳ tuỳ chính nào biến nó thành nền tảng phù hợp.
+ Tài nguyên server riêng (nhưng không phải mua hẳn một server)
+ Truy cập lớn từ website khác không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của site của bạn
+ Truy cập quyền root lên server
+ Dễ nâng cấp
+ Khả năng tùy biến cao
Theo tôi điều kiện tiên quyết để chọn một dịch vụ lưu trữ là dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Bởi vì chúng ta khi mua host đã gửi gắm tất cả niềm tin và tài sản của mình cho họ, nhưng chúng ta lại không thể trực tiếp xử lý nếu có việc gì xảy ra mà phải nhờ đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ.
Theo tôi dung lượng để chứa trang web không phải là vấn đề quyết định mà là những định dạng được hỗ trợ và bandwidth hoặc còn gọi là traffic. Nếu bạn có ý định làm diễn đàn hoặc dùng portal CMS thì bạn nên chọn những web hosting có hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI. Nhưng hiện nay hầu hết những dịch vụ hosting đều hỗ trợ những dạng này.
Số lượng bandwidth thường được tính bằng đơn vị Gb. Nhỏ nhất là 1 Gb (1GB = 1000Mb) và lớn nhất là không giới hạn. Bạn sẽ phải tự dự đoán xem một tháng mình dùng hết bao nhiêu bandwidth, thường thì phụ thuộc vào số lường người truy cập và những hình ảnh trên trang của bạn. Nếu trang của bạn hy vọng có số lượng lớn người truy cập, hoặc cho download nhạc thì bạn phải chọn những host có lượng bandwidth lớn và ngược lại.
Sau khi bạn quyết định được bandwidth rồi thì mới tính đến dung lượng của host đó. Thường thì 1 hoặc 5 Gb là đủ dùng cho 1 tháng, bạn cũng cần chú ý xem SQL của host đó là bao nhiêu? bao nhiêu địa chỉ email.
Website của bạn là một ngôi nhà, tên miền là địa chỉ, thì Hosting chính là mảnh đất của ngôi nhà đó. Vì vậy tên miền và Web Hosting là hai yếu tố không thể thiếu khi xây dựng một website.
Nguồn: Tenten.vn
[/tintuc]
[tintuc]
Theo Điều 23 – Luật Công nghệ thông tin quy định
Tổ
chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên
miền Quốc gia Việt Nam “.vn” phải thông báo trên môi trường
mạng với Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) những
thông tin sau đây (Điều 23, Luật Công nghệ thông tin):
Tổ
chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các
thông tin này, khi thay đổi thông tin thì phải thông báo về sự thay đổi đó.
Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi đăng ký tên miền quốc tế mà không tuân thủ các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông.
![]() |
ĐĂNG KÝ VÀ KHAI BÁO TÊN MIỀN QUỐC TẾ |
Sau khi đăng ký tên miền quốc tế thành công, bạn tiến hành thông báo sử dụng tên miền quốc tế.
Các bước đăng ký
Bước 1: Truy cập vào trang https://thongbaotenmien.vn/thongbaomoi.xhtml. Sau đó nhập tên miền vào ô trống để kiểm tra thông tin tên miền chuẩn bị thông báo và bấm Tra cứu.
Bước 2: Khi kết quả tra cứu hiển thị tên miền chưa được thông báo sử dụng. Click chọn vào nút Thông báo sử dụng tên miền để tiến hành khai báo các thông tin chủ thể.
Bước 3: Nhập các thông tin chủ thể vào các
trường tương ứng:
Sau khi điền hoàn tất Form thông tin bấm vào nút Thực hiện ở cuối để hoàn tất.
Lưu ý: Bạn nên lưu lại mật khẩu để sử dụng sau này. Với các tên
miền tiếp theo, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản đã được khởi tạo ban đầu
này để khai báo sử dụng cho các tên miền mà không cần phải tạo tài khoản mới.
Ngay sau đó, bạn chờ trong 5 – 15 phút và kiểm tra lại. Tên miền sẽ được thông báo đăng ký hoàn tất. Tiếp hành kiểm tra lại sẽ có trạng thái đã được thông báo.
Bước 4: Đăng nhập vào kiểm tra thông tin.
Sau khi thực hiện khai báo, bạn truy cập vào phần THÔNG BÁO SỬ DỤNG TÊN MIỀN -> ĐĂNG NHẬP
Tại trang quản trị sẽ hiển thị các tên miền bạn đã thực hiện thông báo thành công.
Với các
tên miền tiếp theo, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản đã được khởi tạo ban
đầu này để khai báo sử dụng cho các tên miền mà không cần phải tạo tài khoản
mới.
Để đăng ký thêm tên miền bạn bấm vào Thông báo bổ sung
Sau đó chỉ cần thực hiện nhập tên miền vào ô Tên miền thông báo bổ sung và chọn đúng Nhà đăng ký quản lý là có thể thông báo sử dụng thêm miền khác. Toàn bộ thông tin đã thông báo với tên miền trước đó sẽ được sử dụng chung cho các tên miền thông báo tiếp theo.
Như vậy
là bạn đã thực hiện hoàn tất khai báo tên miền Quốc tế sau khi đăng ký.
Nguồn: wiki.matbao.net
[/tintuc]
[tintuc]
![]() |
QUY ĐỊNH ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN .VN |